Header Ads

test

200 chim quý trong sách đỏ thế giới đến ĐBSCL trú ngụ


Hơn nửa năm vắng bóng, từng đàn sếu đầu đỏ lại bay về Vườn Quốc gia Tràm Chim ở Đồng Tháp và đồng cỏ bàng ở Kiên Giang tìm thức ăn.
Chiều 9/2, lãnh đạo Vườn Quốc gia Tràm Chim ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) cho biết, nơi đây đang đón khoảng 100 con sếu đầu đỏ về trú ngụ, tìm thức ăn (sếu đầu đỏ là loài chim quý có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới). Đây là tín hiệu vui cho những người làm công tác bảo tồn vùng đất ngập nước sắp được công nhận là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn. 
Sếu đầu đỏ ở đồng cỏ bàng, huyện Giang Thành (Kiên Giang)
Theo quan sát của cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim, sếu trú ngụ nhiều nhất ở khu A1 và A5. Trong đó có khá nhiều sếu vài tháng tuổi, nếu trú ngụ đến giữa năm nay đã đủ thời gian cho đàn sếu non này trưởng thành. Dự kiến trong vài ngày tới sếu đầu đỏ tiếp tục về với số lượng lên đến vài trăm con bởi nơi ăn ngủ của loài chim quý này tại Vườn quốc gia Tràm Chim này rất tốt, không bị con người xâm hại.
Chiều cùng ngày, ông Hà Trí Cao - điều phối viên Dự án Bảo tồn và khai thác bền vững đồng cỏ ở xã Phú Mỹ ở huyện Giang Thành (Kiên Giang) cho biết, sếu đầu đỏ cũng về đồng cỏ bàng với số lượng khoảng 100 con. Ban đêm, sếu vào khu vực rừng tràm để ngủ.
Suốt tuần qua những người bảo vệ sếu đầu đỏ khuyến cáo người dân trong vùng tránh gây tác động xấu đến môi trường của sếu.
Theo ông Hà Trí Cao, thời gian sếu đầu đỏ về đồng cỏ bàng năm nay trễ hơn năm ngoái khoảng hai tuần và dự kiến đến cuối tháng 5 mới bay đi.
Sưu tầm Tien Nguyen

No comments