Header Ads

test

Hồng hoàng – ông bố số một của tự nhiên


Chim hồng hoàng hay phượng hoàng đất (Buceros bicornis) là thành viên to lớn nhất trong họ Bucerotidae. Ở Việt Nam, các loài chim thuộc họ hồng hoàng có bảy loại với tên địa phương là chim ba mỏ, niệc, cao cát...
Chiều dài từ đầu mỏ đến chót đuôi hồng hoàng có thể tới 95 - 120cn với sải cánh 1,8m và cân nặng 3 - 4kg, tuổi thọ đến 60 năm.
Chiều dài từ đầu mỏ đến chót đuôi hồng hoàng có thể tới 95 - 120cn với sải cánh 1,8m và cân nặng 3 - 4kg, tuổi thọ đến 60 năm.
Hồng hoàng là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại quả rừng. Nó cũng ăn cả các loài thú nhỏ, chim, thằn lằn, rắn và côn trùng. Hồng hoàng là loài chim duy nhất trong tự nhiên mà hai đốt sống cổ đầu tiên được hợp nhất với nhau nên cái mỏ có vẻ to lớn gồ ghề, chậm chạp ấy lại hoạt động rất mạnh mẽ và linh hoạt trong thực tế. Tại Việt Nam, hồng hoàng ăn được quả củ chi, một loại quả độc mà gần như không loài chim nào dám đụng tới.
Hồng hoàng là loài chim có đời sống một vợ một chồng. Chúng có đặc tính khi chọn được một bọng cây ưng ý là làm tổ nơi đó suốt đời. Cây chúng chọn làm tổ luôn cao lớn vào bậc nhất của cánh rừng đó. Bọng cây chúng chọn làm tổ luôn có hai tầng, một tầng đẻ trứng, còn tầng bên trên được tạo ra dọc theo thân cây để di chuyển vào đó khi có kẻ thù. Hàng năm chim dùng mỏ đục thêm cho rộng ra nên tổ của chúng như một ngôi nhà thật sự. Tiếng đục bên trong bọng cây của hồng hoàng nghe như tiếng đóng đinh vào tường, cách 100m còn nghe thấy! Trước khi đẻ và ấp trứng, chim mái từ bên trong, có sự giúp đỡ của chim trống ở bên ngoài bắt đầu làm nhiệm vụ đóng cửa ra vào tổ bằng một bức tường được làm bằng mùn vỏ cây, phân và bột trái cây trộn lẫn với chất dịch thải ra ở đường miệng kết dính lại. Sau khi làm xong, cửa ra vào chỉ còn một khoảng trống nhỏ để hàng ngày chim trống đưa thức ăn qua đó cho chim mái ở bên trong. Hồng hoàng thường đẻ hai trứng, thông thường nở một con non
Trong thời gian chim mái nằm trong bọng cây, chim trống phải làm nhiệm vụ đi tìm thức ăn về tổ mớm cho chim mái và chim con. Chim trống ăn hoa trái rừng vào bụng, mang về tổ lúc lắc đầu có chiếc mỏ dài để quả rừng từ bụng rơi ra đầu mỏ, sau đó chim trống đưa từng hạt vào tổ cho chim mái. Chính vì đặc điểm này, hồng hoàng trống được mệnh danh “ông bố số một trong tự nhiên”
Do đặc tính một đôi hồng hoàng chỉ làm tổ một nơi suốt đời nên những thợ săn chuyên nghiệp khi tìm được một tổ hồng hoàng trong rừng thì xem như tài sản riêng của họ. Họ biết chờ đến giai đoạn chim mái vừa thay lông thoát ra ngoài, chim trống chui vào bên trong tổ để ủ ấm chim non là leo lên dùng móc sắt đưa vào tổ để bắt chim trống.
Ở Việt Nam, hồng hoàng được xếp vào loại nghiêm cấm khai thác dưới mọi hình thức. Tuy nhiên do môi trường sống bị thay đổi, cơ quan chức năng không kiểm soát được những người săn bắt chuyên nghiệp, hiện tại số lượng hồng hoàng trong tự nhiên còn rất ít.
Tổ hồng hoàng ở độ cao 50m.
Chim trống đưa thức ăn vào bên trong tổ cho con mái.
Hồng hoàng là loài chim có đời sống một vợ một chồng.
Tại Việt Nam, hồng hoàng được xếp vào loại nghiêm cấm khai thác dưới mọi hình thức.

Sưu tầm Tien Nguyen

No comments